Tin hoạt động
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức tập huấn về công tác tổ chức cán bộ
7/30/2021 3:48:48 PMThực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kế hoạch số 01/KH-VKSTB ngày 11/01/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình về công tác kiểm sát năm 2021; Ngày 29/7/2021, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ năm 2021.

Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Lại Hợp Mạnh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, cùng toàn thể lãnh đạo, công chức, người lao động của Viện kiểm sát hai cấp. Hội nghị diễn ra trong 1/2 ngày, bằng hình thức trực tuyến nối từ điểm cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đến 08 Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố.

Đồng chí Lại Hợp Mạnh- Viện trưởng VKSND tỉnh phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nhấn mạnh, thời gian qua, công tác tổ chức đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát Thái Bình. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cách tư pháp, vai trò, trách nhiệm ngày càng nặng nề của ngành Kiểm sát đòi hỏi công tác tổ chức cán bộ cần phải có sự đổi mới, nỗ lực cố gắng hơn nữa nhằm tham mưu cho Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên“Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và công việc trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thông báo thực trạng công tác tổ chức cán bộ ngành Kiểm sát Thái Bình trong thời gian từ 2018 đến nay và một số nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới. Trong báo cáo đã nêu những kết quả đã đạt được trong công tác tổ chức cán bộ từ khâu tổ chức, bộ máy đến các công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, nhận xét đánh giá cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác quản lý giáo dục cán bộ; việc thực hiện chính sách cán bộ và công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đồng thời, báo cáo cũng nêu rõ những hạn chế, tồn tại trong từng khâu công tác, với mỗi hạn chế tồn tại đồng chí Viện trưởng đều đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể, rõ ràng. Từ đó, xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Cũng tại Hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ năm 2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng đã quán triệt, yêu cầu hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp; do đó, các đơn vị trong toàn Ngành cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tại Hội nghị, đồng chí Trưởng phòng Tổ chức cán bộ quán triệt một số nội dung mới, một số nội dung trọng tâm của các quy chế, quy định về công tác tổ chức cán bộ đã ban hành năm 2020, 2021 gồm các nội dung: Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân; Hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong ngành Kiểm sát nhân dân; Về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân và công tác bảo vệ chính trị nội bộ; Đồng thời giải đáp khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong công tác tổ chức cán bộ. Quá trình trình bày đã kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu các tài liệu phục vụ hội nghị.

Đại biểu tham dự Hội nghị tại các điểm cầu đã thảo luận, đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị và Viện kiểm sát nhân dân các cấp; qua đó, tạo sự thống nhất trong nhận thức và triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Hình ảnh tham luận của các đơn vị:

Phát biểu Kết luận Hội nghị đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nhấn mạnh công tác tổ chức cán bộ có vai trò quan trọng  hàng đầu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của toàn Ngành. Để thực hiện tốt công tác này trong thời gian tới, ngành Kiểm sát Thái Bình cần thực hiện giải pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát Thái Bình ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu công việc, cụ thể là:

1. Thủ trưởng các đơn vị phải tổ chức, triển khai thực hiện đúng, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của ngành về công tác cán bộ. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tỉnh ủy. Phối hợp chặt chẽ các đơn vị trong Ngành, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy địa phương và hướng dẫn, chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tất cả các nội dung của công tác cán bộ để triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả.

2. Công tác cán bộ phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, trên cơ sở phát huy vai trò người đứng đầu. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác cán bộ với công tác giáo dục tư tưởng, công tác tổ chức với công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

3. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiêm túc thực hiện những quan điểm, đ­ường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Có đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt mới có đội ngũ cán bộ có chất lượng, có năng lực, đủ bản lĩnh để đảm nhiệm công tác được giao. Phải xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng tạo ra phong trào tự học tập và tích cực phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ nhận thức về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; năng lực, kỹ năng công tác. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đào tạo tại chỗ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên. Lãnh đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo tại chỗ theo hướng phân công Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm trực tiếp kèm cặp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên mới được bổ nhiệm, chuyên viên mới được tuyển dụng theo hình thức cầm tay chỉ việc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ trẻ, định kỳ hằng quý Kiểm sát viên được phân công giúp đỡ xây dựng báo cáo kết quả hướng dẫn, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên tại đơn vị. Thúc đẩy phong trào tự học tập, tự nghiên cứu, trao đổi kỹ năng nghiệp vụ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động gắn với thực hiện tốt phong trào thi đua do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phát động “Trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, gương mẫu, đúng mực trong cuộc sống”.

4. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, chỉ có đánh giá đúng, thực chất cán bộ mới bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý nhằm phát huy năng lực của cán bộ. Phải lấy hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi cán bộ, làm thước đo chủ yếu đánh giá cán bộ, tránh việc đánh giá chỉ dựa trên bằng cấp, học vị, tuổi tác, thâm niên công tác mà cần đánh giá cán bộ qua kết quả công việc.

5. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đối với công tác luân chuyển, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Quá trình thực hiện phải thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp, trong đó phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí việc làm với các khâu khác của công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm…để nâng cao hiệu quả. Cần vận dụng các chính sách và quy định của ngành để tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cán bộ được điều động, luân chuyển sớm tiếp cận công việc mới và có cơ hội phấn đấu cống hiến. Làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ được luân chuyển, điều động để họ yên tâm về tư tưởng, không có băn khoăn khi được quyết định luân chuyển, điều động, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao tại vị trí công tác mới.

6. Thực hiện tốt công tác quy hoạch lãnh đạo quản lý hai cấp; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ trước hết là phải bảo đảm đúng các quy định của ngành, của địa phương, đồng thời trong quá trình quy hoạch cần chú ý đến cán bộ trẻ, cá bộ nữ có khả năng nổi trội… kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những trường hợp không còn đủ điều kiện tiêu chuẩn hoặc không có khả năng phát triển. Đồng thời gắn công tác quy hoạch với luân chuyển, đào tạo cán bộ; đẩy mạnh công tác luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn nhằm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý có chất lượng cho trước mắt cũng như lâu dài.

7. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đội ngũ cán bộ để mỗi cán bộ luôn tự ý thức rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần chủ động, tự giác trong thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện chủ trương “Cấp trên gương mẫu, cấp dưới phấn đấu làm theo”, Thủ trưởng các đơn vị phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật nghiệp vụ, trật tự nội vụ tại cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt; gương mẫu trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy chế, quy định của Ngành và địa phương; tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực phong trào thi đua do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phát động với chủ đề “Trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc; gương mẫu, đúng mực trong cuộc sống” và phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

8. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, thực hiện tốt chính sách cán bộ. Tăng cường rà soát nắm bắt những vấn đề lịch sử chính trị, chú trọng nắm tình hình và giải quyết những vấn đề chính trị nếu có phát sinh ở cán bộ, qua đó nắm chắc tình hình chính trị, diễn biến tư tưởng của đội ngũ cán bộ. Tiến hành quản lý hồ sơ, thẩm định về tiêu chuẩn chính trị phục vụ công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, bảo đảm các chế độ đối với cán bộ, làm cho cán bộ yêu ngành hơn, yên tâm công tác để cống hiến tạo động lực mạnh mẽ để phát huy tài năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ.

9. Trong thời gian tới, cần quan tâm hơn đến đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác cán bộ cho đội ngũ làm công tác cán bộ./.

Đồng chí Trưởng phòng 15 giải đáp những khó khăn, vướng mắc tại Hội nghị tập huấn

 

Phòng Tổ chức cán bộ

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 380

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5334989