Thông tin tuyên truyền
Một số kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát Thái Bình nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
1/10/2022 9:37:16 AMTrong những năm vừa qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được ngành Kiểm sát Thái Bình quan tâm chú trọng và luôn coi là “chiếc chìa khóa” để nâng chất đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Thời điểm mới thành lập, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình có 22 cán bộ (cấp tỉnh 9, cấp huyện 13), trong đó 10 cán bộ đã qua công tác ở ngành Tư pháp, còn lại được tuyển dụng mới. Trải qua hơn 60 năm đến nay toàn ngành Kiểm sát Thái Bình có 188 cán bộ, công chức, trong đó có 32 thạc sĩ luật, 136 cử nhân luật, 16 đại học khác, 04 cao đẳng, trung cấp; về trình độ lý luận chính trị: 35 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận, 56 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận 56; có 134 Kiểm sát viên (01 cao cấp, 52 trung cấp, 81 sơ cấp) và 5 Kiểm tra viên chính. Đến nay, đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát Thái Bình đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đại đa số cán bộ, kiểm sát viên trong Ngành đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất đạo đức, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí tiên phong, gương mẫu trong công việc cũng như trong cuộc sống, gương mẫu chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế làm việc của ngành; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

đồng chí Viện trưởng khai mạc kỳ kiểm tra kiến thức công nghệ thông tin năm 2021

Để đạt được kết quả đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần không nhỏ. Qua tổng kết hực tiễn, chúng tôi xin nêu một số bài học kinh nghiệm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, với quan điểm ”có đào tạo, bồi dưỡng mới có cán bộ tốt, có cán bộ tốt mới hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trước hết là việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo về tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo, bồi dưỡng, có vai trò rất quan trọng đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và toàn ngành Kiểm sát nhân dân; quá triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của ngành về công tác đào tạo, bồi dưỡng như: Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo; Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định số 303/QĐ-VKSTC ngày 25/8/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kế hoạch số 70/KH-VKSTC ngày 10/6/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đào tạo, bồi đưỡng, cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 35/KH-VKSTB ngày 21/7/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình về đào tạo bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát Thái Bình giai đoạn 2021-2025. Hằng năm đều xây dựng kế hoạch, chương trình công tác trong đó đều nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Ngành, từ đó đề ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện. Cùng với đó Ban cán sự đã xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức triển khai xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể trong đó xác định rõ mục tiêu, phương pháp và thời gian thực hiện.

Thứ hai,quá trình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh luôn chú trọng, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện, đảm bảo sát đúng yêu cầu nhiệm vụ; đào tạo bồi dưỡng theo hướng toàn diện từ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng,, kết hợp giữa các hình thức đào tạo như: cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, tự đào tạo tại chỗ, đào tạo thông qua luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; thông qua việc tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm truyền hình trực tuyến; Phiên tòa rút kinh nghiệm của đơn vị; đào tạo thông qua việc ứng dụng các sáng kiến, chuyên đề, giải pháp hữu ích đã được công nhận; đào tạo thông qua việc kiểm tra kiến thức tại đơn vị; trong đó chú trọng đến việc đào tạo tại chỗ, với “cầm tay chỉ việc”, chỉ đạo các đơn vị phân công lãnh đạo, Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngạch thấp hơn, công chức mới được tuyển dụng hoặc mới bổ nhiệm giữ chức danh tư pháp để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ. Linh hoạt trong việc chuyển đổi hình thức đào tạo, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã chỉ đạo chuyển đổi hình thức đào tạo từ trực tiếp sang trực tuyến những vẫn đảm bảo chất lượng.  

Thứ ba, có biện pháp nâng cao ý thức tự giác nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và đoàn kết nội bộ của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên. Bản thân mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải thấy được sự cần thiết của việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và coi việc đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Để nội dung này đi vào thực chất thì công tác quản lý, giáo dục tư tưởng cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay,   quyết định chất lượng cán bộ nói chung và ý thức học tập nâng cao trình độ, năng lực nói riêng.

Thứ tư, phải chủ động trong công tác đào tạo bồi dưỡng, thực hiện tốt việc đào tạo bồi dưỡng để cán bộ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Đổi mới tư duy đào tạo từ việc đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với vị trí công tác hiện có sang đào tạo bồi dưỡng để nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công tác nếu được bố trí, sắp xếp. Muốn thực hiện được, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm... cần có những bước đi bài bản, lộ trình cụ thể. Nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý.  

Thứ năm, quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành, qua đó từng bước nâng cao chất lượng công tác tham mưu  về công tác cán bộ nói chung, tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng nói riêng được nâng lên, đảm bảo kịp thời, sâu sát, đúng các quy định Đảng, của pháp luật, của Ngành, đặc biệt là nắm bắt, đánh giá xu hướng, đòi hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện cán bộ, công chức tương ứng với vị trí việc làm để định hướng đào tạo, đào tạo đón đầu, hạn chế tối đa việc khắc phục, “nợ” bằng cấp, chứng chỉ khi triển khai thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.

Thứ sáu, thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, qua đó đúc rút những kinh nghiệm hay, những biện pháp thực hiện sáng tạo, hiệu quả trong công tác này và đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế. Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong công tác đào tạo bồi dưỡng.

Với những kinh nghiệm đã được đúc rút qua thực tiễn, trong thời gian tới công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ tiếp tục phát huy vai trò, là chìa khóa để nâng chất đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát Thái Bình “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phòng 15- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 164

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5336493