Thông tin tuyên truyền
Một số kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát Thái Bình năm 2021
1/13/2022 8:07:14 AMThực hiện Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 70/KH-VKSTC ngày 10/6/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021-2025. Năm 2021, ngành Kiểm sát Thái Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, trong đó có những biện pháp lần đầu tiên được triển khai thực hiện trong ngành Kiểm sát Thái Bình, qua đó từng bước góp phần nâng chất đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

1. Xác định nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng là việc đột phá trong công tác tổ chức cán bộ và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong thời gian tới, ngay từ đầu năm công tác, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã căn cứ vào Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xây dựng Kế hoạch công tác năm của đơn vị trong đó xác định rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Ngành. Trên cơ sở chỉ thị và kế hoạch công tác đào taọ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhu cầu đào tạo của Ngành, đơn vị đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 35/KH-VKSTB ngày 21/7/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Kiểm sát Thái Bình giai đoạn 2021-2025, đồng thời thường xuyên tổ chức quán triệt các văn bản của Đảng, pháp luật Nhà nước và quy chế, quy định của Ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng  đối với tấ cả cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan đơn vị. Qua đó nâng cao nhận thức của từng cán bộ trong việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đồng thời thúc đẩy phong trào tự học tập trong toàn ngành.

2. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh luôn chú trọng và đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện, với việc coi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên, đơn vị đã kết hợp nhiều hình thức đào tạo, cùng với việc cử cán bộ tham gia học tập theo các lớp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ sở đào tạo tổ chức, đơn vị còn đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo tại chỗ, với “cầm tay chỉ việc”, đơn vị đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phân công lãnh đạo, Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngạch thấp hơn, công chức mới được tuyển dụng hoặc mới bổ nhiệm giữ chức danh tư pháp để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ; tiếp tục tổ chức 286 phiên tòa rút kinh nghiệm (trong đó hình sự 181; dân sự: 105) tăng 42 phiên so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có 21 phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp (hình sự 15; dân sự: 06) đến Viện kiểm sát hai cấp; chỉ đạo 08 đơn vị cấp phòng tiến hành tổ chức 08 hội nghị tập huấn các chuyên đề về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác tổ chức cán bộ, công tác tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp bằng hình thức trực tuyến; tổ chức triển khai ứng dụng các chuyên đề nghiệp vụ, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích đã được Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét, công nhận đồng thời chỉ đạo 02 đơn vị tiếp tục hoàn thiện các sáng kiến cấp cơ sở để qua đó báo cáo cấp có thẩm quyền xét duyệt công nhận là sáng kiến ngành.

Để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ là lãnh đạo và nguồn lãnh đạo, trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tỉnh ủy Thái Bình, và nhu cầu đào tạo của Ngành, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Ban Tổ chức huyện ủy, Thành ủy về việc cử cán bộ Kiểm sát đi đào tạo các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị. Từ đầu năm 2021 đến nay đã phối hợp với cấp ủy địa phương đã cử 08 đồng chí theo học lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; 07 đồng chí học lớp trung cấp lý luận chính trị, ngoài ra cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; phối hợp với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên chính (học bằng hình thức trực tuyến) cho 41 đồng chí là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ, Kiểm sát viên hai cấp kiểm sát.

3. Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17/5/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân; Quyết định số 118/QĐ-VKSTC ngày 24/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025”; để kiểm tra, đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát Thái Bình qua đó đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian tới, đồng thời khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-VKSTB ngày 23/7/2021 và tổ chức triển khai thực hiện việc kiểm tra kiến thức và ứng dụng công nghệ thông tin ngành Kiểm sát Thái Bình năm 2021 đối với 166 đồng chí là công chức, lãnh đạo 02 cấp ngành Kiểm sát Thái Bình; hình thức kiểm tra là kiểm tra lý thuyết (trắc nghiệm) và kiểm tra thực hành trên máy vi tính. Qua đó đã nâng cao ý thực tự học tập, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, góp phần nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về chuyển đổi số ngành Kiểm sát trong thời gian tới.

4. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh còn chú trọng đổi mới công tác đào tạo bằng hình thức luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác để đào tạo, bồi dưỡng, tích lũy kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị, của Ngành, khắc phục tư tưởng bằng lòng, thỏa mãn khi cán bộ công tác ở một vị trí, một đơn vị nhiều năm. Đồng thời đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá, phân loại cán bộ khi thực hiện quy trình đề nghị bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý.

5. Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 19/8/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức; Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo; Quy chế đào tạo, bồi dưỡng trong  Ngành và đề án “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân”. Đơn vị đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đối với chức vụ, chức danh trước khi bổ nhiệm. Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát Thái Bình có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ cao; luôn phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; năng lực, kỹ năng công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp và nhiệm vụ của ngành trong tình hình hiện nay.

Phòng 15- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 4512

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5815847