Đảng, Đoàn thể
Chi Bộ 5 Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên ngành Kiểm sát Thái Bình”
4/5/2022 9:39:09 AMThực hiện Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06-7- 2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ năm 2022, nhất là sinh hoạt chuyên đề. Chi bộ 5 thuộc Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên ngành Kiểm sát Thái Bình”. Cuộc sinh hoạt diễn ra sôi nổi, các ý kiến đóng góp đã tập trung làm rõ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên và liên hệ thực tiễn, gắn với nhiệm vụ của đơn vị, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề, đồng chí Bí thư Chi bộ 5 trình bày nội dung tài liệu đã sưu tầm về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên ngành Kiểm sát Thái Bình”, với một số nội dung cơ bản sau: 

1. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết, cần bảo đảm nguyên tắc “thực tiễn sâu sắc”. Người cho rằng, phương thức đào tạo, huấn luyện phải cụ thể, thiết thực, phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp, trình độ cán bộ để tiến hành. Hồ Chí Minh chỉ thị học lý luận phải gắn liền với thực tiễn, tránh đào tạo chung chung, học “vẹt”, học thuộc lòng, “người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích”. Người rất quan tâm đến “lý luận phải liên hệ với thực tế”, Người viết “Học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận”. Thực tiễn không ngừng vận động, biến đổi, do vậy lý luận (nội dung đào tạo) càng phải thường xuyên đổi mới, bổ sung, phát triển, và như thế, cán bộ phải thường xuyên “học, học nữa, học mãi” (theo cách nói của V.I. Lê-nin).

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta”. Nguyên tắc tính thực tiễn của Người còn thể hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng, không chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đủ đòi hỏi trong hiện tại mà công tác “huấn luyện” còn phải “nhìn xa, trông rộng” đón bắt được xu thế của cách mạng, chủ động tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp với tình hình. Người viết: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội”. Trong Di chúc thiêng liêng để lại, Người rất quan tâm đến việc bồi dưỡng những thế hệ cách mạng cho đời sau, Người quan tâm đến thanh niên và nhắc nhở Đảng phải chú ý đến tầng lớp này, đào tạo, bồi dưỡng họ thành những người làm cách mạng chân chính.

2. Bên cạnh tính thực tiễn trong công tác “huấn luyện”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tính chủ thể và đối tượng trong “huấn luyện”. Khi huấn luyện cán bộ, cần phải nắm bắt được “ai huấn luyện” và “huấn luyện ai”. Theo Người không phải ai cũng có thể tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được, người làm công tác này phải thực sự là một tấm gương về đạo đức và chuyên công tác, đồng thời phải là người không ngừng học hỏi, tu dưỡng. “Người huấn luyện đào tạo phải làm kiểu mẫu về mọi mặt... Người huấn luyện nào mà cho mình biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất”. Mặt khác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà không biết “huấn luyện ai” thì sẽ không có hiệu quả, “huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ”.

3. Không ngừng đổi mới phương pháp công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức huấn luyện và tính thực tiễn của công tác huấn luyện. Theo Người, trong huấn luyện là “việc cốt yếu là làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ”... “Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ..., không có ích lợi gì cả”. Trong công tác huấn luyện cần phải chú ý “cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” hay là “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Người rất phê phán kiểu làm qua loa, đại khái trong huấn luyện. Khi bàn về các hình thức tổ chức huấn luyện, theo Người, cần “mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy, người học cho cẩn thận. Đừng mở lung tung”. Người cho rằng việc mở lớp “quá đông” dẫn đến trình độ học viên quá chênh lệch nhau, hoặc mở quá nhiều lớp sẽ không có hiệu quả, việc huấn luyện sẽ theo kiểu “bắt phu”, việc dạy và học sẽ theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước”, người dạy theo kiểu “bịt lỗ”, năng lực kém “nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể”.

4. Quán triệt tinh thần học tập “học, học nữa, học mãi” của V.I. Lê-nin, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học tập cần được thực hiện suốt đời, người dạy cũng như người học phải không ngừng học tập; đã làm cán bộ cách mạng là phải học và không ngừng học; đồng thời học phải đi đôi với “hành”; “hành” là để học. Người lấy gương của Khổng Tử để nói về tinh thần học tập, rèn luyện khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử. Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Người cho rằng phương châm học tập suốt đời là “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”.

Tại buổi sinh hoạt, sau khi nghe nội dung chuyên đề và liên hệ đến thực tế của cơ quan, đơn vị, các đảng viên Chi bộ 5 đã nêu ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, đó là:

- Thứ nhất: Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công tác cán bộ, công tác xây dựng ngành, coi công tác đào tạo, bồi dưỡng là chiếc chìa khóa” để nâng chất đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.

- Thứ hai: Quá trình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng kết hợp linh hoạt giữa các hình thức đào tạo như: Đào tạo, bồi dưỡng theo các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, … ;  đào tạo thông qua luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; đào tạo qua việc phân công Kiểm sát viên hướng dẫn tập sự; phân công hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ Kiểm sát viên mới được bổ nhiệm, Kiểm tra viên, Chuyên viên; đào tạo thông qua việc tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm truyền hình trực tuyến; phiên tòa rút kinh nghiệm của đơn vị; đào tạo thông qua việc ứng dụng các sáng kiến, chuyên đề, giải pháp hữu ích đã được công nhận; đào tạo thông qua việc kiểm tra kiến thức tại đơn vị; đào tạo thông qua thông qua hình thức khác. Trong đó coi công tác cử cán bộ công chức đi đào tạo là việc thường xuyên, căn bản, tự đào tạo tại đơn vị với phương châm “cầm tay chỉ việc” là trọng tâm và ứng dụng công nghệ thông tin là đột phá chiến lược trong việc đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát Thái Bình trong thời gian tới.

- Thứ ba: Có biện pháp nâng cao ý thức tự giác nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và đoàn kết nội bộ của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên. Bản thân mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải thấy được sự cần thiết của việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và coi việc đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Để nội dung này đi vào thực chất thì công tác quản lý, giáo dục tư tưởng cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay,   quyết định chất lượng cán bộ nói chung và ý thức học tập nâng cao trình độ, năng lực nói riêng.

- Thứ tư: Phải chủ động trong công tác đào tạo bồi dưỡng, thực hiện tốt việc đào tạo bồi dưỡng để cán bộ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Đổi mới tư duy đào tạo từ việc đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với vị trí công tác hiện có sang đào tạo bồi dưỡng để nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công tác nếu được bố trí, sắp xếp. Muốn thực hiện được, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm... cần có những bước đi bài bản, lộ trình cụ thể. Nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý.

- Thứ năm: Kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ với việc đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý Nhà nước qua đó để cán bộ thực sự có đầy đủ năng lực, bản lĩnh...thực thi công vụ./.

 Chi bộ 5 - Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 174

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5807184