Đảng, Đoàn thể
Chi bộ 5 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh sinh hoạt chuyên đề về “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ”
5/19/2022 10:44:31 AMNhân dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022), Chi bộ 5 (Chi bộ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân Thái Bình tỉnh) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ”.

Tại buổi sinh hoạt Chi bộ, theo sự phân công, đồng chí Bùi Thị Thu Hiền- Đảng viên Chi bộ 5 đã trình bày những nội dung cơ bản về quan điểm, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ, cụ thể:

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải: Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trí và sử dụng đúng cán bộ, mới phát hiện đúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, ai là người có tài, ai là kẻ bất tài; mới kích thích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong con người cán bộ;… Muốn đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Như trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ hàng đầu của người cán bộ là nêu gương trong cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, phấn đấu hy sinh để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ hàng đầu của người cán bộ là cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; ngày nay, cán bộ phải là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, có thái độ đúng đắn đối với công cuộc đổi mới, có kiến thức và năng lực thực hiện đường lối đổi mới.

Dùng cán bộ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Người thường căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của họ và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, không nhạy cảm với cái mới. Còn cán bộ trẻ tuy chưa có được ưu điểm như cán bộ già nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập cho nên tiến bộ rất nhanh”. Vì vậy, “Đảng ta phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Thời đại của ta hiện nay rất oanh liệt. Xã hội, thế giới phát triển rất nhanh. Thế mà các đồng chí lại coi thường cán bộ trẻ là không đúng. Còn cán bộ trẻ không được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”. Muốn dùng cán bộ cho đúng còn phải hết sức khách quan, công tâm và phải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”, “ai hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”,… Có gan cất nhắc cán bộ. Có gan tức là phải mạnh dạn. Sỡ dĩ Người nói như thế vì chúng ta quá rụt rè, quá khắt khe trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ. Có gan không có nghĩa là làm vội, làm ẩu, làm liều. Người thường nói: “Trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng. Chẳng những xem xét công tác của họ mà còn phải xem xét sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không. Chẳng những xem xét họ đối với ta thế nào mà còn phải xem xét họ đối với người khác như thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xét số đông đồng chí có nhận họ tốt hay không. Phải biết ưu điểm của họ, mà cũng phải biết khuyết điểm của họ, không nên chỉ xem xét công việc của họ trong một lúc mà phải xem xét cả công việc của họ từ trước đến nay”. Đối với cán bộ, chẳng những phải xem xét rõ ràng trước khi đề bạt, bổ nhiệm mà sau khi đề bạt, bổ nhiệm còn phải tiếp tục bồi dưỡng, giúp đỡ họ để họ có thể hoàn thành tố nhiệm vụ được giao. “Có lên, có xuống, có vào, có ra” trong việc cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ nói chung là đúng. Song, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là điều “vạn bất đắc dĩ”. Người nói: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như giã gạo. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ có sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”.

Sau khi đồng chí Đảng viên trình bày những nội dung về tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác quy hoạch cán bộ, Chi bộ 5 đã thảo luận sôi nổi và thống nhất ban hành Nghị quyết về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ngành Kiểm sát Thái Bình” với 03 nhiệm vụ cụ thể.

Kết luận buổi sinh hoạt chuyên đề, đồng chí Bí thư Chi bộ 5 đánh giá cao việc chuẩn bị các nội dung và yêu cầu các Đảng viên trong Chi bộ phải triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được thống nhất quyết nghị để tham mưu cho Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện việc rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo quản lý giai đoạn 2021-2026 và xây dựng quy hoạch lãnh đạo quản lý giai đoạn 2026-2031theo đúng quy định và hướng dẫn của Ngành.

Chi bộ 5- Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh   

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 68

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5885469