Đảng, Đoàn thể
Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; kết quả triển khai nhiệm vụ đột phá của toàn ngành trong nhiệm kỳ của chi bộ 6
7/5/2023 4:06:19 PMChi bộ 6 luôn xác định công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị là trọng tâm của Chi bộ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành và các Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chỉ thị công tác hằng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Đảng ủy cơ quan.

Hằng năm chi bộ đều xây dựng Nghị quyết về việc lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đảng viên, theo đó, mỗi đồng chí đảng viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở trình độ chuyên môn, sở trường và năng lực công tác nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, trách nhiệm của đảng viên được nâng lên nhất là Kiểm sát viên được phân công theo dõi cấp huyện. Hàng tháng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, đảng viên đều phải kiểm điểm về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công đối với đơn vị mình phụ trách. Lãnh đạo chi bộ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Kiểm sát viên, cán bộ trong phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chư­ơng trình kế hoạch hàng quý đã xây dựng.

Do vậy nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Chi bộ 6 đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ được giao, hằng năm Chi bộ đều đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh, 3 năm liên tục đơn vị được công nhận đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và được Viện kiểm sát ND tối cao, VKSND tỉnh khen thưởng trong các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động.

          Để thực hiện tốt công tác đột phá của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác này là “Thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị đối với những vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Nâng cao số lượng kháng nghị, tỷ lệ kháng nghị được chấp nhận, nhất là kháng nghị phúc thầm án hành chính”. 

           Hằng năm chi bộ đều ra Nghị quyết lãnh đạo cụ thể, trên cơ sở đó lãnh đạo đơn vị đã để ra các giải pháp để thực hiện. Phòng 9 đã tham mưu cho lãnh đạo Viện xây dựng quy chế phối hợp giữa VKSND tỉnh  và Tòa án tỉnh trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án - Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do luật định. Lãnh đạo các đơn vị bố trí cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự có năng lực, am hiểu pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết án, có khả năng phát hiện vi phạm; thường xuyên tổ chức phiên tòa dân sự rút kinh nghiệm, trao đổi, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực cho cán bộ, Kiểm sát viên; cán bộ, Kiểm sát viên phải không ngừng học tập nghiên cứu nắm chắc các quy định pháp luật về tố tụng và nội dung cũng như các văn bản chuyên ngành có liên quan.

Do làm tốt khâu đột phá nên công tác kiểm sát ngày càng hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án, kịp thời phát hiện vi phạm, ban hành kháng nghị, kiến nghị, góp phần đảm bảo tốt hơn việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng, hạn chế các vi phạm trong hoạt động tư pháp. Chất lượng đề xuất đường lối giải quyết các vụ việc của viện kiểm sát hai cấp ngày càng được nâng lên đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, thể hiện được trách nhiệm của người đề xuất. Vì vậy số lượng án bị hủy, sửa có trách nhiệm của kiểm sát viên giảm. Các vụ việc do phòng 9 đã kiểm sát việc giải quyết, chưa có vụ nào bị cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Để tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng các cấp, chi bộ 6 đề ra một số giải pháp để thực hiện như sau:

Một là: Lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, gương mẫu, chủ động, tích cực, quyết liệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác; nắm chắc, quản lý chặt chẽ tình hình, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Hai là: Kiểm sát viên, công chức phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, giữ gìn uy tín, hình ảnh của ngành Kiểm sát nhân dân; phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc theo phương pháp “thường xuyên rèn luyện bản thân để công tác hiệu quả”; nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, vụ việc, báo cáo trung thực, đầy đủ để lãnh đạo có ý kiến chỉ đạo cụ thể; chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị; bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ phải gắn trách nhiệm của công chức, Kiểm sát viên với trách nhiệm của đảng viên và thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 60-NQ/BCSĐ ngày 21/11/2022 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong ngành Kiểm sát nhân dân; các yêu cầu về văn hóa, đạo đức, ứng xử và sự liêm chính trong thực thi công vụ.

 Kiểm sát viên, công chức trước hết phải có kiến thức nền tảng về pháp luật tố tụng và nội dung thuộc lĩnh vực công tác; sau đó phải nắm được quy định cụ thể của pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ trong vụ việc đang giải quyết. Trong thực thi nhiệm vụ phải luôn có tinh thần thượng tôn pháp luật, có ý thức giữ gìn uy tín, hình ảnh của Ngành; dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, có tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi Kiểm sát viên, công chức phải có tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ nhưng phải đúng phạm vi, phận sự của mình, không ngừng tự nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, không những phải làm tốt công việc của mình mà còn có trách nhiệm góp phần đào tạo cán bộ trẻ, kế cận.

Ba là: Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật, các quy chế, quy định của ngành. Quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ phải xem xét, cân nhắc thận trọng khi áp dụng pháp luật, chú trọng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. 

Tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị phụ trách; tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo sự phân công; thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả, đôn đốc việc thực hiện. Tích cực nghiên cứu, xây dựng chuyên đề nghiệp vụ để tham mưu tổ chức tập huấn thực hiện thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. 

 Đỗ Hải Bằng – Chi bộ 6

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 448

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5341196