Thái Bình đã trải qua nhiều thay đổi trong quá trình dựng nước và giữ nước; mang nhiều tên gọi, với nhiều sự phân định địa giới khác nhau. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, ngày 21/3/1890 Toàn quyền Đông Dương đã quyết định cắt phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Định và phủ Thần Khê, phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên để thành lập tỉnh mới, đặt tên là tỉnh Thái Bình. Lúc bấy giờ Thái Bình có 3 phủ với 12 huyện, 95 tổng, 802 xã, thôn, phường, trại, ấp. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 10/4/1946 Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện. Thái Bình lúc này gồm 12 huyện, 1 thị xã với 829 xã, thôn. Năm 1969, trước yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 93-CP ngày 17/6/1969 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện ở Thái Bình thành 7 huyện gồm: huyện Vũ Thư (Vũ Tiên sáp nhập với Thư Trì), huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy (Thụy Anh sáp nhập với Thái Ninh), huyện Đông Hưng (Đông Quan sáp nhập với Tiên Hưng), huyện Hưng Hà (Hưng Nhân sáp nhập với Duyên Hà), huyện Quỳnh Phụ (Quỳnh Côi sáp nhập với Phụ Dực) và thị xã Thái Bình. Hiện nay Thái Bình gồm có 1 thành phố, 7 huyện với 260 xã, phường, thị trấn.
Đặc điểm về địa lý tự nhiên của Thái Bình thuận lợi để phát triển mạnh mẽ nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản. Thái Bình đã nổi tiếng là vùng đất trù phú, là vựa lúa của đồng bằng Bắc bộ. Kinh tế Thái Bình rất đa dạng, phong phú, trong đó kinh tế nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, dẫn đầu cả nước về năng suất lúa, năm 1966 đạt 5 tấn thóc/1 ha; ngày nay đã đạt trên 13 tấn/1 ha. Thái Bình còn có các nghề thủ công truyền thống như: dệt chiếu làng Hới, chạm bạc Đồng Xâm, dệt ở Then, Mẹo …
Thái Bình là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống văn hóa phong phú và phát triển sớm. Chùa Keo, Đền Trần, Đền Đồng Bằng, Đền Tiên La, cụm di tích danh nhân Lê Quý Đôn và nhiều công trình văn hóa tâm linh khác với kiến trúc độc đáo, xây dựng cách đây hàng nghìn năm là nơi tổ chức lễ hội thu hút người dân Thái Bình và du khách mọi miền đất nước về hội tụ. Các chiếu chèo làng Khuốc - Đông Hưng, Sáo Đền - Vũ Thư, Hà Xá - Hưng Hà và các phường rối nước của làng Nguyễn, Tuộc, Đống (Đông Hưng) đã được coi là những bộ môn nghệ thuật độc đáo. Trong các thời kỳ khoa cử của các triều đại phong kiến, Thái Bình đã có hơn 100 vị đỗ đại khoa, nhiều vị đã trở thành danh nhân văn hóa, tiêu biểu là Bảng nhãn Lê Quý Đôn - Nhà bác học uyên bác của Việt Nam cuối thế kỷ thứ XVIII.
Truyền thống trị thủy, khẩn hoang lấn biển, mở mang làng xã làm hậu phương cung cấp nhân tài vật lực cho các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của người Thái Bình là rất đáng tự hào. Nguyễn Công Trứ thời Nguyễn đã tổ chức khai phá vùng bãi biển Tiền Châu huyện Trực Ninh - Kiến Xương lập ra huyện Tiền Hải ngày nay.
Truyền thống rực rỡ và vẻ vang của người Thái Bình là tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, chống các thế lực phản động. Ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, cánh quân do nữ tướng Bát Nạn tên thật là Vũ Thị Thục Nương đứng đầu ở vùng Tiên La - Hưng Hà đã tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vào thế kỷ thứ X, dựa vào lực lượng của sứ quân Trần Lãm ở Kỳ Bố - Hải Khẩu (nay là thành phố Thái Bình), Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan nạn cát cứ, lập ra nhà Đinh thống nhất đất nước. Vùng Long Hưng nay thuộc xã Tiến Đức - Hưng Hà là nơi phát tích, đồng thời là hậu phương quan trọng giúp nhà Trần dấy nghiệp và ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thắng lợi.
Trong đấu tranh chống các thế lực phong kiến, đế quốc xâm lược, truyền thống ấy luôn được phát huy rất mạnh mẽ, được thể hiện qua những chiến công tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất quê ở xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư kéo dài nhất Việt Nam thế kỷ thứ 18 (1739-1769); cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành quê ở làng Minh Giám xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương kéo dài 17 năm (1811 - 1827). Vào những năm Pháp đô hộ, cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà, Tiên Hưng ngày 01/5/1930 và cuộc khởi nghĩa của nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 đã gây tiếng vang lớn trong cả nước ...
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cao trào kháng chiến giành chính quyền của nhân dân Thái Bình càng sôi sục; phong trào cách mạng của quần chúng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng lan rộng. Ngày 23/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Bình đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Thái Bình tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, làm tốt nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, đóng góp sức người, sức của vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có trên 4,7 vạn người con của Thái Bình đã anh dũng hy sinh và 28 nghìn người là thương, bệnh binh. Nhiều người con Thái Bình dũng cảm chiến đấu, là những tấm gương tiêu biểu lưu danh trong lịch sử như: Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Công đoàn Việt Nam; Nguyễn Thị Chiên - Nữ anh hùng quân đội đầu tiên; Tạ Quốc Luật - người chỉ huy mũi đánh chiếm bắt sống tướng Đờ cát tơ ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Bùi Quang Thận người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập trong đại thắng mùa xuân 1975; Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ...
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhân dân Thái Bình tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, quyết tâm xây dựng Thái Bình thành tỉnh văn minh, giàu đẹp.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình
2. Quá trình xây dựng và phát triển ngành Kiểm sát Thái Bình.
Ngày 26/7/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20-L/CTN công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân với tư cách là một hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, thực thi quyền lực Nhà nước góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Đó là cơ sở pháp lý để hình thành hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình được thành lập tháng 01 năm 1961, các Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã của Thái Bình được thành lập vào tháng 3 năm 1961 để thực hiện chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định, cũng như phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
Ngày mới được thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình có 9 cán bộ. Đồng chí Nguyễn Đình Giốc - Tỉnh ủy viên - Viện trưởng Viện công tố Thái Bình được Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình; đồng chí Tô Văn Hưu- Phó Viện trưởng Viện công tố Thái Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình. Thời kỳ đầu thành lập, cơ sở vật chất khó khăn, đội ngũ cán bộ ít, trình độ chuyên môn chưa được đào tạo cơ bản. Khó khăn là vậy, nhưng nhờ trí tuệ và bản lĩnh các đồng chí thuộc thế hệ cán bộ kiểm sát đầu tiên đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình.
Đến năm 1962, đồng chí Nguyễn Ngọc Rao - Phó ty Công an tỉnh Thái Bình được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình; Năm 1966, đồng chí Nguyễn Văn Hỏa được Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình; năm 1973 các đồng chí Nguyễn Ngọc Rao và Tô Văn Hưu được nghỉ chế độ hưu trí, các đồng chí Nguyễn Văn Thân, Đỗ Thị Nguyên được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng;
Tháng 9/1979, các đồng chí Nguyễn Đình Giốc - Viện trưởng và đồng chí Đỗ Thị Nguyên - Phó viện trưởng nghỉ chế độ hưu trí, đồng chí Nguyễn Văn Hỏa - Phó Viện trưởng được bổ nhiệm Quyền Viện trưởng.
Năm 1981, đồng chí Nguyễn Văn Hỏa nghỉ chế độ, đồng chí Nguyễn Văn Thân - Phó Viện trưởng được bổ nhiệm Quyền Viện trưởng, đến năm 1982 bộ máy lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã được kiện toàn kịp thời; đồng chí Nguyễn Văn Thân được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng; các đồng chí Phan Hải Hoàn, Phạm Hùng Cường được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
Năm 1986, đồng chí Nguyễn Văn Thân -Viện trưởng nghỉ hưu; đồng chí Vũ Tiến Sùng - Tỉnh ủy viên Bí thư huyện ủy Quỳnh Phụ được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; năm 1989 đồng chí Phan Hải Hoàn- Phó viện trưởng nghỉ chế độ, đồng chí Phạm Huy Thận được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng.
Năm 1992, đồng chí Vũ Tiến Sùng-Viện trưởng nghỉ chế độ, đồng chí Phạm Huy Thận - Phó viện trưởng được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, đồng chí Phạm Hùng Cường - Phó viện trưởng được điều động về Viện kiểm sát nhân dân tối cao công tác; đồng chí Trần Xuân Vỵ và đồng chí Nguyễn Duy Phờn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng;
Năm 1998, đồng chí Phạm Huy Thận - Viện trưởng được điều động đến Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội công tác. Đồng chí Bùi Đức Long - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình;
Tháng 8 năm 2002, đồng chí Bùi Đức Long - Viện trưởng được điều động lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao công tác; đồng chí Trần Xuân Vỵ - Phó viện trưởng được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình; các đồng chí Lê Trung Mưu, Hoàng Văn Vĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng; tháng 5/2006 đồng chí Nguyễn Duy Phờn - Phó viện trưởng qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo;
Tháng 01/2008 đồng chí Đỗ Thị The được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng đến tháng 3/2014 nghỉ chế độ hưu trí; năm 2010 đồng chí Hoàng Văn Vĩnh - Phó viện trưởng nghỉ chế độ hưu trí;
Tháng 12/2010, đồng chí Trần Xuân Vỵ - Viện trưởng nghỉ chế độ; đồng chí Lê Trung Mưu – Phó viện trưởng được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình; các đồng chí Trần Xuân Đệ, Lại Hợp Mạnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình;
Tháng 8 năm 2014, đồng chí Nguyễn Xuân Huy được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện tưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Tháng 11/2014 đồng chí Phạm Viết Vượng được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện tưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Tháng 3 năm 2017, đồng chí Trần Xuân Đệ- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nghỉ hưu theo chế độ.
Tháng 11/2017 đồng chí Lê Trung Mưu nghỉ chế độ hưu trí, đồng chí Lại Hợp Mạnh- Phó Viện trưởng được được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; đồng chí Vũ Xuân Đông được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Đến tháng 01/2019 đồng chí Vũ Xuân Đông được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tháng 6/2019, đồng chí Trần Thị Thu Trà được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Qua mỗi thời kỳ, các thế hệ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh luôn kế thừa và phát huy cao tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, có bản lĩnh chính trị, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có tâm, vừa có tầm gánh vác được trọng trách được giao. Suốt mấy chục năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh luôn coi trọng công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban cán sự Đảng, của các đơn vị trong ngành, của Đảng bộ, của các tổ chức đoàn thể. Nhờ đó mà hoạt động kiểm sát luôn đi đúng đường lối chính trị của Đảng. Những cố gắng nỗ lực ấy đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội của địa phương qua các thời kỳ cách mạng xứng đáng với sự tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
Sáu mươi năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Ủy ban nhân dân các cấp; sự phối hợp có hiệu quả của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân; với sự phấn đấu bền bỉ của các thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên; ngành Kiểm sát Thái Bình đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và tự hào về những thành tựu đó để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước tiến lên giành nhiều thắng lợi mới, góp phần xây dựng đất nước và quê hương Thái Bình ngày càng giàu đẹp, phát triển.
3. Thành tích của ngành Kiểm sát Thái Bình
- Năm 2006, ngành Kiểm sát Thái Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2013 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì.
- Năm 1969, 1984, 1996 ngành Kiểm sát Thái Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất.
- Năm 2005, 2012 ngành Kiểm sát Thái Bình được Chính Phủ tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu trong trào thi đua.
- Các năm 1983, 1996, ngành Kiểm sát Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
- Các năm 1966, 1967, 1994, 1995, 1996, 2000, 2003, 2005, 2009, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 ngành Kiểm sát Thái Bình được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Cờ thi đua xuất sắc.
- Các năm 1988, 1990, 1991, 1993, 1994, 1995, 1996, 2002, 2004, 2005, 2006 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
- Đảng bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh 2 lần được Thường vụ Tỉnh uỷ tặng Bằng khen danh hiệu "Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu"; 8 lần được Thường vụ Đảng uỷ khối tặng Giấy khen "Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu". Từ năm 2010 – 2020, Đảng bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình có 10 năm liên tục được Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh khen thưởng là “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu”. Năm 2012 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tặng Bằng khen là “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu 3 năm liên tục” (từ năm 2009 đến năm 2011); năm 2013 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tặng cờ thi đua là Đảng bộ “Trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu 5 năm liên tục” (từ năm 2008 đến năm 2012); năm 2014 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen do có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong 5 năm 2011-2015; năm 2018 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tặng Bằng khen là Đảng bộ “Trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu 5 năm liên tục” (từ năm 2013 đến năm 2017); năm 2019 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Năm 2003, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận "Đơn vị văn hoá cấp tỉnh ". Từ năm 2010 – 2020 Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình 10 năm liên tục đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc; được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh (năm 2016); 02 lần nhận Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (năm 2013, 2015); 02 Bằng khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam (đều của năm 2014 cho 02 phong trào thi đua chuyên đề); 01 Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh (năm 2018); 03 Giấy khen của Công đoàn Viên chức tỉnh (các năm 2015, 2017, 2018); 02 lần nhận Giấy khen tập thể Điển hình tiên tiến của Công đoàn Viên chức tỉnh (giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2015 – 2020); Bằng khen tập thể Điển hình tiên tiến của Liên đoàn lao động tỉnh giai đoạn 2015 – 2020.
Có 04 đơn vị được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì ( Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiền Hải (1996); Phòng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự (2000); Phòng Kiểm sát tuân theo pháp luật (2001); Văn phòng tổng hợp (2004); 10 đơn vị được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba ( Phòng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự (1990); Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Phụ (1990); Phòng Kiểm sát tuân theo pháp luật (1995); Văn phòng tổng hợp (2000); Phòng kiểm sát điều tra án trị an, an ninh (2001); Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Hưng (2001); Viện kiểm sát nhân dân huyện Kiến Xương (2004); Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự án kinh tế, chức vụ và trật tự xã hội (2008); Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thái Bình (năm 2012); Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự (năm 2012); 10 lượt đơn vị được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 20 lượt đơn vị được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Cờ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân cho tập thể dẫn đầu khối thi đua; 96 lượt đơn vị được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Cờ thi đua xuất sắc; 84 lượt đơn vị được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Bằng khen trong các phong trào thi đua theo chủ đề; 61 lượt đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
Về cá nhân: Có 02 đồng chí được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba (Đồng chí Nguyễn Đình Giốc; Đồng chí Nguyễn Văn Thân – Nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình); Có 04 đồng chí được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba ( Đồng chí Vũ Tiến Sùng; Lê Trung Mưu – Nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình; Đồng chí Hoàng Văn Vĩnh – Nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình và đồng chí Lại Hợp Mạnh – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình.); 07 đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 38 lượt cán bộ được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Ngành;42 lượt cán bộ được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen; 778 lượt cán bộ, Kiểm sát viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; 328 lượt cá nhân được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Bằng khen trong các phong trào thi đua theo chủ đề.