Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình

1. Giới thiệu

Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình. Đảng bộ tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh. Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra các mặt công tác của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Thái Bình. Ban chấp hành Đảng bộ (gọi tắt là Đảng ủy) làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Đảng ủy viên chịu trách nhiệm trước Đảng ủy khối và Đảng uỷ cơ quan về chức trách, nhiệm vụ được phân công.

2. Nhiệm vụ

1. Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm tốt chức năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo cơ quan về những vấn đề cần thiết; không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

3. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu và các biểu hiện tiêu cực khác. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công chức và người lao động.

4. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong cơ quan. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu ''diễn biến hoà bình'' của các thế lực thù địch, giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của cơ quan.

5. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, công chức và người lao động; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần làm chủ, xây dựng tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

6. Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, công chức và người lao động nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.

7. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

8. Cấp ủy tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan.

9. Cấp ủy tham gia ý kiến với Ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật... đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan. Lãnh đạo việc thực hiện các quyết định đó. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng.

10. Cấp ủy đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của cơ quan thuộc thẩm quyền của cấp trên.

11. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

12. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan.

13. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

14. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

15. Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

15. Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

16. Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán bộ lãnh đạo của cơ quan, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.

17. Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

3. Cơ cấu tổ chức

Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình hiện có 8 Chi bộ, gồm:

- Chi bộ 1: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh,  ma túy, kinh tế và tham nhũng,chức vụ. Đồng chí Vũ Kỳ Ánh giữ chức Bí thư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

- Chi bộ 2: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự, xã hội. Đồng chí Nguyễn Nguyên Hưng giữ chức vụ Bí thư, nhiệm kỳ  2022 - 2025

- Chi bộ 3: Phòng Thanh tra - Khiếu tố.  Đồng chí Vũ Đại Dương giữ chức vụ Bí thư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

- Chi bộ 4: Văn phòng tổng hợp. Đồng chí Lê Thị Thúy Ngọc giữ chức vụ Bí thư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

- Chi bộ 5: Phòng Tổ chức cán bộ. Đồng chí Phạm Việt Hưng giữ chức vụ Bí thư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

- Chi bộ 6: Phòng kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, vụ án hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và các việc khác theo quy định của pháp luật. Đồng chí Đỗ Hải Bằng giữ chức vụ Bí thư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

- Chi bộ 7: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự. Đồng chí Phạm Mạnh Tính giữ chức vụ Bí thư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

- Chi bộ 8: Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tam giam và thi hành án. Đồng chí Trần Phú Cường giữ chức vụ  Phó Bí thư (phụ trách Chi bộ), nhiệm kỳ 2022 - 2025

Đảng uỷ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 8 đồng chí:

          1- Đồng chí: Phạm Viết Vượng - Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy (Phụ trách Đảng bộ) - Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy

          2- Đồng chí: Trần Thị Thu Trà - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức  Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy - Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy

          3- Đồng chí: Nguyễn Anh Đức - Phó Viện trưởng - Đảng ủy viên

          4- Đồng chí: Phạm Việt Hưng - Trưởng phòng 15 - Đảng ủy viên

          5- Đồng chí: Lê Thị Thúy Ngọc Chánh - Văn phòng - Đảng ủy viên

          6- Đồng chí: Vũ Kỳ Ánh - Trưởng phòng 1- Đảng ủy viên

          7- Đồng chí: Nguyễn Nguyên Hưng Trưởng phòng 2 - Đảng ủy viên

          8- Đồng chí: Đỗ Hải Bằng - Trưởng phòng 9 - Đảng ủy viên

            

  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 626

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5724602