Tin hoạt động
Tập thể cán bộ kiểm sát viên Phòng 2- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình quyết tâm phấn đấu thực hiện Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về phòng chống oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
11/2/2015 9:18:30 AMĐể thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; đồng thời thực hiện tốt Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 của Quốc hội về “Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự”. Ngày 10/7/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-VKSTC (gọi tắt là Chỉ thị số 04) về tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.

Ngày 01/10/2015, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác Quý III. Một trong những nội dung quan trọng  được đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kết luận, chỉ đạo là yêu cầu các Phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04, trên cơ sở đó xây dựng Chương trình hành động của đơn vị để thực hiện.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 2) đã tổ chức thảo luận, và thống nhất đưa vào nội dung Chương trình hành động là:

1. Xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội được thực hiện từ khi kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm theo đúng quy định tại Thông tư 06 năm 2013 của liên ngành Trung ương; kiên quyết không để xảy ra các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

2. Kiểm sát chặt chẽ trình tự, thủ tục khởi tố vụ án hình sự; đảm bảo việc khởi tố bị can và phê chuẩn thận trọng, có đầy đủ căn cứ; việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là biện pháp tạm giam đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các vụ việc, lập phiếu quản lý quá trình giải quyết án, đề ra các yêu cầu điều tra kịp thời, cần thiết trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; thực hiện việc phúc cung, phúc chứng 100% đối với tất cả các vụ án trước khi kết thúc điều tra, truy tố.

3. Đối với những vụ án có Luật sư tham gia bào chữa, Lãnh đạo phòng phải yêu cầu cơ quan điều tra phối hợp và tạo điều kiện cho luật sư tham gia sớm ngay từ khi khởi tố ; khi tiến hành các hoạt động tố tụng, Kiểm sát viên phải tạo điều kiện thuận lợi, thông báo trước về thời gian, địa điểm, nội dung làm việc để họ có mặt khi làm việc với bị can.

Trên cơ sở những nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động này và nhiệm vụ đã được phân công, cán bộ, Kiểm sát viên tổ chức triển khai thực hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể trong quá trình giải quyết án./.

Phạm Quang Trung - Phòng 2- VKSND tỉnh Thái Bình

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 106

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5866391