Tin hoạt động
Ngành kiểm sát Thái Bình thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự trong 6 tháng đầu năm 2024
6/28/2024 7:39:07 AMThực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 18/12/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2024, Kế hoạch số 91/KH-VKSTC ngày 19/4/2024 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2024 và những năm tiếp theo. Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 01-NQ/BCSĐ ngày 10/01/2024 về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết án hành chính, dân sự, lao động, kinh doanh thương mại và các việc khác theo quy định; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã xây dựng Kế hoạch số 32/KH-VKSTB ngày 13/5/2024 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Bình. Các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch này được quán triệt tới các đơn vị trong ngành. Các đơn vị đã bám sát sự chỉ đạo tại các văn bản trên để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm sát của từng đơn vị. Chương trình công tác được xây dựng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Thực hiện phân công cán bộ phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu công việc; chỉ đạo liên tục rà soát các chỉ tiêu nghiệp vụ theo tháng, theo quý để chủ động thực hiện. Lãnh đạo các đơn vị đã thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy chế nghiệp vụ, quy chế về quản lý, thông tin báo cáo, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên trong các lĩnh vực hoạt động.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, hai cấp kiểm sát đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm, đột phá năm 2024 và nhiệm kỳ tới của ngành Kiểm sát nhân dân là công tác kiểm sát kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của ngành Kiểm sát Thái Bình năm 2024 là “Tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành”.

Để làm tốt nội dung đột phá ngay từ khi xây dựng Chương trình công tác, các đơn vị đã đề ra các giải pháp thực hiện như: Kiểm sát chặt chẽ trình tự thủ tục tố tụng, tập trung phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Chú trọng và tăng cường thực hiện quyền yêu cầu trong suốt quá trình Tòa án thụ lý, giải quyết; quyền kiến nghị, kháng nghị khi có căn cứ pháp luật, không để xảy ra các trường hợp án bị hủy, sửa có trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong lĩnh vực công tác này. Những vụ việc có khó khăn vướng mắc, khác quan điểm thì tập thể lãnh đạo đơn vị phải thảo luận thống nhất trước khi báo cáo lãnh đạo Viện quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị phúc thẩm. Thông qua công tác kiểm sát, tổng hợp những vi phạm, tồn tại của các cơ quan trong công tác quản lý Nhà nước (nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai) để ban hành kiến nghị phòng ngừa; Nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp, nhất là đối với các vụ án về tranh chấp đất đai, tranh chấp hợp đồng vay tài sản, chia di sản thừa kế, các vụ án khiếu kiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. Kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; nâng cao bản lĩnh, chủ động nắm bắt, xử lý các tình huống, diễn biến tại phiên tòa, phiên họp; tích cực tham gia hỏi để làm rõ nội dung vụ án, bảo đảm nội dung phát biểu có căn cứ, toàn diện, thuyết phục, phù hợp với diễn biến phiên tòa, hồ sơ vụ án và đúng quy định của pháp luật; Kiểm sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm việc gửi bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm 100% bản án, quyết định của Tòa án hai cấp được kiểm sát, kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Viện về vi phạm của Tòa án để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị.

Trên cơ sở kết quả triển khai và thực hiện việc đột phá, 6 tháng đầu năm toàn ngành Kiểm sát Thái Bình đã đạt và vượt một số chỉ tiêu đề ra. Trong lĩnh vực kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình: Phối hợp tổ chức 51 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó có 3 phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến liên ngành; thực hiện 57 phiên tòa “số hóa hồ sơ”. Qua công tác kiểm sát, đã ban hành 5 kháng nghị phúc thẩm; 23 yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ; 3 kiến nghị yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết vụ án; 21 kiến nghị đối với Tòa án; 6 kiến nghị đối với các cơ quan tổ chức về việc phòng ngừa vi phạm và 7 thông báo rút kinh nghiệm. Sáu tháng đầu năm, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử 6 vụ án có kháng nghị của Viện kiểm sát, kết quả chấp nhận 6 kháng nghị, đạt tỷ lệ 100%, vượt 30% so với chỉ tiêu của Quốc hội.  Trong lĩnh vực kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật: Phối hợp với Tòa án tổ chức 9 phiên tòa rút kinh nghiệm; thực hiện 9 phiên tòa “số hóa hồ sơ”. Qua kiểm sát, ban hành 4 yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ; 13 kiến nghị đối với Tòa án và 2 thông báo rút kinh nghiệm.

 

(Đồng chí Trưởng phòng 9 tham luận tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng)

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm đột phá của Ngành kiểm sát nhân dân, hoàn thành các chỉ tiêu của Quốc hội giao trong lĩnh vực này, trong 6 tháng cuối năm 2024, ngành kiểm sát Thái Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:

- Viện trưởng viện kiểm sát các huyện thành phố trực tiếp, quyết liệt chỉ đạo công tác kiểm sát giải quyết án dân sự. Phân công cán bộ, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa từng vụ án phù hợp với kinh nghiệm, năng lực của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên; 

- Chú trọng và chủ động đề ra biện pháp cụ thể, thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này; rèn luyện phương pháp nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ, tập trung nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp; kiểm sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định về pháp luật tố tụng, nội dung của bản án, quyết định; kịp thời phát hiện vi phạm, thực hiện tốt thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, nhất là kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp. Trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện quyền kháng nghị ngang cấp, Viện kiểm sát cấp dưới phải kịp thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên bảo đảm số lượng, chất lượng kháng nghị. 

- Tăng cường phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân- Tòa án nhân dân - Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, nhất là Ủy ban nhân dân các cấp trong việc đối thoại khi giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực hành chính tại địa phương. Chủ động, tích cực trong trong công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án theo quy chế phối hợp liên ngành.

                                                   Đỗ Thị Thái – Phòng 9

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 1608

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5725385