Thông tin tuyên truyền
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
11/12/2020 8:35:09 AMTrong thời gian qua, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình luôn quan tâm, chú trọng vấn đề dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị, xác định việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là góp phần giữ gìn đoàn kết, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động tạo môi trường làm việc công bằng là động lực để mọi người cùng phấn đấu hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của Ngành được giao.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, gương mẫu trong công tác và trong việc chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của ngành bảo đảm có chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, người lao động phát huy  dân chủ một cách thực chất trong mọi lĩnh vực công tác. Ban Chỉ đạo thường xuyên báo cáo Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện tỉnh để đánh giá kết quả thực hiện dân chủ của ngành để kịp thời phát hiện tồn tại, thiếu sót chỉ đạo yêu cầu khắc phục, thực hiện.

  Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện thường xuyên phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình trong việc chỉ đạo, quán triệt, thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-02-1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-VKSTC-T1 ngày 30/3/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua việc quán triệt, thực hiện đã nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên về dân chủ và phát huy dân chủ ở cơ sở; tăng cường trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên tất cả các lĩnh vực công tác; nâng chất đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo các đơn vị để có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực thực thi pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Lãnh đạo VKSND tỉnh Thái Bình tổ chức họp trực tuyến giao ban tháng hai cấp kiểm sát

Lãnh đạo Viện Kiểm sát hai cấp luôn luôn đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, quán triệt, triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong cán bộ, công chức, người lao động thông qua những hình thức như: diễn đàn, công chức cơ quan, họp giao ban, hòm thư góp ý... Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của ngành; cải cách chế độ công vụ, công chức, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, người lao động; thực hành tiết kiệm, phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ.

Việc thực hiện dân chủ trong nội bộ Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Bình ngày càng được tăng cường, các đơn vị đều tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức vào đầu năm để tổng kết công tác năm, đề ra phương hướng công tác và triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả; các cán bộ công chức được tham gia đóng góp ý kiến, đối thoại trực tiếp thể hiện nguyện vọng với Thủ trưởng cơ quan và Ban Chấp hành Công đoàn. Hội nghị là diễn đàn để Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, người lao động và giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, người lao động. Các ý kiến đóng góp được nghiên cứu tổng hợp đưa vào nghị quyết của hội nghị để tổ chức thực hiện. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, đánh giá những việc đã làm được và những tồn tại, thiếu sót để khắc phục.

Lãnh đạo VKSND tỉnh Thái Bình phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ công chức

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh định kỳ hằng tuần tổ chức và chủ trì họp giao ban giữa tập thể lãnh đạo Viện với lãnh đạo các đơn vị. Hằng tháng, quý tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh với Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố (toàn thể cán bộ, công chức) để nghe các đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả công tác; những khó khăn, vướng mắc, ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công chức, người lao động để chỉ đạo giải quyết kịp thời; đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ của các đơn vị và chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện trong thời gian tới. Khi cán bộ, công chức, người lao động có việc cần báo cáo, đề xuất thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân  hai cấp đều kịp thời bố trí thời gian để nghe, tiếp nhận và giải quyết.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình tạo điều kiện để cán bộ, công chức được tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức, phân công công tác đúng với năng lực, sở trường, việc điều động, luân chuyển và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo từng đơn vị được thực hiện đúng quy trình, thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.

    Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động Viện kiểm sát Thái Bình tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả. thường xuyên chỉ đạo các đơn vị hằng quý phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong triển khai, thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị; việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị; việc chấp hành các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, người lao động. Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo đơn vị Thanh tra kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại một số đơn vị và đan xen nội dung kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ trong các cuộc thanh tra hành chính tại nhiều đơn vị trong toàn ngành Kiểm sát Thái Bình, xác định rõ những việc làm được, chưa làm được, nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục hạn chế, tồn tại trong chỉ đạo và thực hiện quy chế dân chủ.

  Nhìn chung, do thực hiện tốt dân chủ trong mọi hoạt động nên toàn ngành kiểm sát tỉnh Thái Bình không có đơn vị nào để xảy ra mất dân chủ, mất đoàn kết; các quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, người lao động được bảo đảm và tôn trọng, không có cán bộ, công chức nào vi phạm phải xử lý lỷ luật, đã góp phần tích cực vào những thành tích xuất sắc mà ngành Kiểm sát tỉnh Thái Bình đã đạt được.

  Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh Thái Bình phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ đã thực hiện tốt các giải pháp như sau:

  1. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ, Lãnh đạo cơ quan trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ, xem việc thực hiện Quy chế dân chủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công chức;

  2. Thường xuyên rà soát các quy chế hoạt động của cơ quan để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với thực tế đơn vị, nhằm chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót của cán bộ, công chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tiếp tục phát huy mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Thủ trưởng đơn vị với cấp ủy Chi bộ, đoàn thể cơ quan để thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình;

  3. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tăng cường công tác tự kiểm tra để kịp thời phát hiện các vi phạm, tồn tại, khắc phục, sửa chữa, rút kinh nghiệm; phát huy tinh thần tự chủ, tự giác, tinh thần đoàn kết, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức, người lao động, chấp hành đúng các quy định, quy chế của Ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được phân công.

  4. Lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước và của Ngành về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;

 5. Phát hiện, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc; phê bình, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy chế dân chủ ở cơ sở.

Nguyễn Thị Hạnh – Thanh tra-khiếu tố

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 2080

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5725643