Tin nghiệp vụ
Phòng 7 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện tốt việc tranh tụng tại các phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự
7/15/2021 9:03:38 AMĐổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, trong đó việc nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa là một trong những nhiệm vụ luôn được các Kiểm sát viên Phòng 7 – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình chú trọng thực hiện.

Trong thời gian từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2021, số lượng án xét xử phúc thẩm  ngày một tăng (483 vụ /768 bị cáo). Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, đơn vị đã thụ lý kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với 88 vụ / 159 bị cáo. Số vụ án xét xử phúc thẩm gia tăng, nhất là đối với các vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo, bị hại, liên quan đến nhiều hành vi phạm tội, nhiều người bào chữa đòi hỏi Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại tòa phải luôn có sự chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu chặt chẽ, kỹ lưỡng các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để từ đó nâng cao chất lượng tranh tụng tại tòa. Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phải nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững được nội dung của vụ án và diễn biến hành vi phạm tội của bị cáo, các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và việc áp dụng điều khoản của BLHS, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử như: chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự thảo bài phát biểu và dự kiến những nội dung cần tranh luận đối đáp tại phiên tòa. Tại phiên tòa Kiểm sát viên cần chủ động và tích cực tham gia xét hỏi để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo và những tình tiết khác của vụ án. Nội dung tranh luận phải bám sát nội dung vụ án. Khi tranh luận phải phân tích tính có căn cứ và tính hợp pháp đối với từng nội dung bị cáo hoặc người bào chữa nêu ra…. Chính vì vậy, trong những năm qua, tại các phiên tòa phúc thẩm không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc huỷ án do lỗi của cấp phúc thẩm.

KSV Phòng 7 VKSND tỉnh Thái Bình tranh luận tại phiên toà cáo nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo

Với những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên về tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc khoa học, để tiếp tục nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại các phiên tòa. Ngoài ra, Phòng 7 – Với chức năng nhiệm vụ thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử các vụ án phúc thẩm và kiểm tra, hướng dẫn cấp huyện, đơn vị sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp với các đơn vị làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, xét xử sơ thẩm để nâng cao chất lượng điều tra, đẩy nhanh tiến độ giải quyết án… Qua đó, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần vào công tác cải cách tư pháp và ngăn ngừa phòng chống tội phạm.

Nguyễn Thị Vân Anh - Phòng 7 VKSND tỉnh Thái Bình

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 448

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5866752