Đảng, Đoàn thể
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên
2/22/2023 1:33:16 PMTrong đó, tổ chức tốt sinh hoạt chuyên đề là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tại Chi bộ 6 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình.

Chi bộ là nhân tố chính trị lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị, nâng cao sức chiến đấu của đảng viên và quần chúng. Xác định rõ vị trí, vai trò đó, trong những năm qua, Chi bộ 6 – Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình luôn bám sát các Nghị quyết của cấp trên, nhất là Nghị quyết Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh, Nghị quyết của Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân để lãnh đạo đơn vị phòng 9 thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và đã đạt được nhiều kết quả.  

Chỉ thị công tác năm 2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ: Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp tập trung hơn  nữa trong công tác chỉ đạo, chủ động đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao  chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật.” 

Quán triệt Kế hoạch số 10-KH/BCSĐ ngày 10/02/2023 của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/BCSĐ ngày 09/01/2023 của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 10/01/2023 của Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm 2023. Ngày 21/02/2023, Chi bộ 6 đã tổ chức sinh hoạt chi bộ và ban hành nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy và nêu cao trách nhiệm của đảng viên để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự năm 2023đề ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm 2023 như sau:

1. Giải pháp chung.

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, phát huy tính tích cực, chủ động và trách nhiệm của mỗi đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; phát huy trí tuệ của tập thể để bàn và quyết định những nhiệm vụ trọng tâm và đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. Đối với đảng viên cần nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tiên phong trong mọi công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thường xuyên rèn luyện và học tập, tự giác thực hiện nghiêm các quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Hai là: Tiếp tục đổi mới phong cách và lề lối làm việc của tập thể và từng cá nhân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của từng đảng viên trong công tác chuyên môn và công tác xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của đồng chí Bí thư Chi bộ, người đứng đầu đơn vị trong mối quan hệ với tập thể Chi bộ, cơ quan, đơn vị; đổi mới phương thức lãnh đạo của Chi bộ. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Ba là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Chi bộ đảng, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Công đoàn; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, có biện pháp tích cực để đáp ứng và giải quyết những yêu cầu chính đáng của đảng viên, quần chúng.

Bốn là: Xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Chi bộ, cơ quan, đơn vị. Phát huy dân chủ và đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm; thường xuyên nâng cao tính tự giác, đấu tranh tự phê bình và phê bình; phải có tinh thần cầu thị, không che giấu nhược điểm. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan, đơn vị.

Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc sơ kết, đánh giá, tổng kết qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót và bổ sung các giải pháp phù hợp để triển khai, thực hiện có hiệu quả

2. Giải pháp về chuyên môn.

Một là: Lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, gương mẫu, chủ động, tích cực, quyết liệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác; nắm chắc, quản lý chặt chẽ tình hình, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Hai là: Kiểm sát viên, cán bộ, công chức, người lao động phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, giữ gìn uy tín, hình ảnh của ngành Kiểm sát nhân dân; phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc theo phương pháp “thường xuyên rèn luyện bản thân để công tác hiệu quả”; nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, vụ việc, báo cáo trung thực, đầy đủ để lãnh đạo có ý kiến chỉ đạo cụ thể; chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị; bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ phải gắn trách nhiệm của công chức, Kiểm sát viên với trách nhiệm của đảng viên và thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 60-NQ/BCSĐ ngày 21/11/2022 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong ngành Kiểm sát nhân dân; các yêu cầu về văn hóa, đạo đức, ứng xử và sự liêm chính trong thực thi công vụ.

 Kiểm sát viên, công chức trước hết phải có kiến thức nền tảng về pháp luật tố tụng và nội dung thuộc lĩnh vực công tác; sau đó phải nắm được quy định cụ thể của pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ trong vụ việc đang giải quyết. Trong thực thi nhiệm vụ phải luôn có tinh thần thượng tôn pháp luật, có ý thức giữ gìn uy tín, hình ảnh của Ngành; dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, có tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi Kiểm sát viên, công chức phải có tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ nhưng phải đúng phạm vi, phận sự của mình, không ngừng tự nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, không những phải làm tốt công việc của mình mà còn có trách nhiệm góp phần đào tạo cán bộ trẻ, kế cận.

Ba là: Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật, các quy chế, quy định của ngành. Kiểm sát viên tăng cường trách nhiệm kiểm sát ngay từ giai đoạn Tòa án thụ lý, lập hồ sơ giải quyết vụ, việc; thực hiện kịp thời, đầy đủ quyền yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật. Tiếp tục nâng chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp, chú trọng các vụ án tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai, tranh chấp kinh doanh thương mại. Lãnh đạo, Kiểm sát viên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả quyền hạn, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, phát hiện vi phạm để tham mưu cho lãnh đạo Viện kháng nghị phúc thẩm và kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ phải xem xét, cân nhắc thận trọng khi áp dụng pháp luật, chú trọng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. 

Tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị phụ trách; tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo sự phân công; thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả, đôn đốc việc thực hiện. Tích cực nghiên cứu, xây dựng chuyên đề nghiệp vụ để tham mưu tổ chức tập huấn thực hiện thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. 

 Đỗ Hải Bằng - Chi bộ 6

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 378

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5731834