Tin nghiệp vụ
Phòng 9 thực hiện việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm
5/12/2023 2:23:22 PMPhiên tòa rút kinh nghiệm là nhằm tăng cường cho các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và công chức ngành Kiểm sát nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, ngay từ những tháng đầu năm Phòng 9 đã chủ động phối hợp với Toà án nhân dân cùng cấp lựa chọn những vụ án điển hình, phức tạp để tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm theo đúng Hướng dẫn số 30/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao “Về công tác tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm xét xử cac vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật”.

Ảnh phiên tòa xét xử án hành chính rút kinh nghiệm

Trong 06 tháng đầu năm 2023, Phòng 9 đã tổ chức xét xử rút kinh nghiệm tổng cộng 15 vụ (Dân sự - Hôn nhân gia đình 10 vụ, Hành chính 03 vụ, Kinh doanh thương mại 01 vụ, Lao động 01 vụ), số hoá hồ sơ 14 vụ. Trong đó tổ chức phiên toà trực tuyến theo Nghị quyết 33 của Quốc hội 01 vụ án hành chính sơ thẩm. Những vụ án được đưa ra tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm là những vụ án phức tạp, có tính chất điển hình, xảy ra phổ biến ở địa phương, đa dạng người tham gia tố tụng hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự.

Khi được phân công thực hiện Kiểm sát viên được phân công đã thực hiện tốt việc chuẩn bị tham gia phiên toà theo đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trước khi tham gia phiên tòa, kiểm sát viên đã chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ, các văn bản pháp luật có liên quan, xây dựng hồ sơ kiểm sát đúng theo yêu cầu của ngành, đầy đủ các tài liệu cần cho việc tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên như báo cáo đề xuất quan điểm giải quyết vụ án rõ ràng, dự thảo những câu hỏi đối với nguyên đơn, bị đơn cùng những tình huống phát sinh và dự thảo bài phát biểu theo quy định.

 Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng, đồng thời, tích cực, chủ động hỏi kết hợp trình chiếu các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã được số hóa để làm rõ nội dung, làm căn cứ để phát biểu quan điểm. Kiểm sát viên đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung bài phát biểu đúng với diễn biến phiên tòa và quy định của pháp luật.

Sau khi phiên toà kết thúc, tập thể phòng đã họp rút kinh nghiệm đối với tất cả các Kiểm sát viên, kiểm tra viên tham dự phiên tòa, đóng góp ý kiến đối với những ưu điểm, tồn tại của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử. Qua đó rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng nghề nghiệp trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động.

Như vậy, việc tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện được tinh thần, ý thức trách nhiệm, vai trò của Kiểm sát viên; nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án. Phiên tòa rút kinh nghiệm được xem là hình­ thức tự đào tạo hiệu quả, qua đó các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình đã học hỏi, nâng cao được trình độ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xử lý các tình huống tại phiên tòa, tích lũy kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.

 Lại Thị Thu Hà – Phòng 9 VKSND tỉnh Thái Bình

 

Tin liên quan
  • Thành viên

Phần mềm quản lý

Liên kết website

Thống kê

Đang truy cậpKhách online : 2744

Tổng lượt truy cậpTổng số truy cập : 5733166